Mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025
Bài viết tổng hợp thông tin giải đáp về mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025. Quy định nghỉ hằng năm đối với người lao động theo Bộ luật Lao động 2019.
1. Mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025
Ngày 12/6/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 12/6/2025.
Theo đó, tại khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định như sau:
11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 14.832,55 km2, quy mô dân số là 2.161.755 người.
Tỉnh Quảng Ngãi giáp tỉnh Gia Lai, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Cam-pu-chia và Biển Đông.
…
Căn cứ Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Bên cạnh đó, căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 128/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025 như sau:
1.1. Danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu vùng III tại Quảng Ngãi
Phường Trương Quang Trọng, Cẩm Thành, Nghĩa Lộ, Kon Tum, Đăk Cấm, Đăk Bla và các xã Tịnh Khê, An Phú, Bình Minh, Bình Chương, Bình Sơn, Vạn Tường, Đông Sơn, Trường Giang, Ba Gia, Sơn Tịnh, Thọ Phong, Ngọk Bay, Ia Chim, Đăk Rơ Wa, Đăk Pxi, Đăk Mar, Đăk Ui, Đăk Hà, Ngọk Réo: áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng/giờ.
1.2. Danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu vùng IV tại Quảng Ngãi
– Vùng IV, gồm các xã, phường và đặc khu còn lại: áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng/giờ.
Vậy, mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025 theo tháng từ 3.450.000 – 3.860.000 đồng/tháng, theo giờ từ 16.600 – 18.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng Quảng Ngãi từ ngày 1/7/2025. (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Quy định nghỉ hằng năm đối với người lao động
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng năm như sau:
(i) NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(ii) NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
(iii) Đối với trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
(iv) Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ biết. NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
(v) Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, NLĐ được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.
(vi) Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/muc-luong-toi-thieu-vung-quang-ngai-tu-ngay-1-7-2025-12847.html